Close

Chữa cận thị bằng đeo kính áp tròng ban đêm ortho-K

Chữa cận thị bằng đeo kính áp tròng ban đêm ortho-K

Chữa cận thị bằng đeo kính áp tròng ban đêm là một trong rất nhiều biện pháp điều chỉnh tật khúc xạ ở mắt. Sử dụng chữa cận thị bằng đeo kính áp tròng ban đêm hầu như không tăng độ đối với trẻ em. Tuy nhiên không phải ai cũng phù hợp để sử dụng phương pháp chữa cận thị bằng đeo kính áp tròng ban đêm.
Bài viết chia sẻ các thông tin cần thiết về phương pháp này. Bài viết chỉ mang tính tham khảo. Do vậy, để biết mình có phù hợp sử dụng hay không tốt hơn hết bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa mắt.

1. Chữa cận thị bằng đeo kính áp tròng ban đêm là gì?

Có nhiều phương pháp để điều chỉnh tật khúc xạ của mắt như đeo kính gọng, đeo kính áp tròng thông thường, hoặc phẫu thuật mắt. Đeo kính gọng là phương pháp thông dụng và an toàn. Nhưng có nhiều hạn chế như gặp bất lợi khi chơi các môn thể thao, kính bị nhòe mờ khi đi trời mưa,… Với phương pháp phẫu thuật Lasik, bệnh nhân chỉ được thực hiện khi đã đủ 18 tuổi. Ngày nay có thêm một phương pháp phổ biến tại Việt Nam chữa cận thị bằng đeo kính áp tròng ban đêm là gì (Ở Mỹ đã dùng phương pháp này hơn 10 năm).

Chữa cận thị bằng đeo kính áp tròng ban đêm sử dụng kính áp tròng ban đêm (kính ortho-k) có đường kính dưới 12mm, nằm trên bề mặt giác mạc, là phần lòng đen của mắt. Kính sẽ được đặt vào mắt ngay trước khi đi ngủ buổi tối, lấy ra khi thức dậy và buổi sáng, dùng thay thế cho các phương pháp sử dụng kính khác vào ban ngày.

2. Ưu điểm khi sử dụng phương pháp chữa cận thị bằng đeo kính áp tròng ban đêm

Phương pháp chỉnh hình bề mặt giác mạc bằng cách sử dụng kính áp tròng ban đêm được FDA (cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm hay Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Thuốc Hoa Kỳ) công nhận, được chỉ định rộng rãi ở các nước tiên tiến trên thế giới, và bắt đầu được triển khai tại Việt nam.

Đây là phương pháp có khả năng khống chế được mức độ tiến triển của tật cận thị. Người cận thị không còn lệ thuộc vào kính gọng hoặc kính áp tròng trong sinh hoạt thường ngày cũng như làm giảm sự tiến triển của tật cận thị.

Người sử dụng kính áp tròng ban đêm để chỉnh tật khúc xạ sẽ không phải đeo kính vào ban ngày nữa mà vẫn nhìn rõ. Chính chiếc kính áp tròng đặt vào mắt khi ngủ đêm sẽ giúp điều chỉnh lại độ cong của bề mặt giác mạc, nhằm giảm mức độ cận, giúp người bị cận thị có thị lực tốt để hoạt động cũng như sinh hoạt vào ban ngày.

Nhiều bệnh nhân sau khi dùng phương pháp này đã bỏ được kính.

Đeo kính áp tròng ban đêm chỉnh tật khúc xạ là phương pháp có thể áp dụng cho mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em mức độ tiến triển của tật cận thị tăng nhanh. Đối với người lớn hơn khi sử dụng kính áp tròng ban đêm sẽ không bị hạn chế khi hoạt động thể thao, tăng tính thẩm mỹ…
Những lưu ý khi dùng kính áp tròng ban đêm điều chỉnh tật khúc xạ

Tương tự như việc dùng kính áp tròng thông thường, khi dùng kính áp tròng ban đêm để chỉnh tật khúc xạ, cần tuân thủ chế độ bảo quản và giữ gìn kính tránh bị nhiễm khuẩn, nhiễm nấm.

Trước khi dùng kính cần phải rửa tay xà phòng, nguồn nước phải nước sạch để không gây nhiễm khuẩn cho mắt. Ngoài ra cần mua dung dịch rửa kính thường xuyên giúp làm cho bề mặt kính trơn nhẵn, tiệt trùng cho kính.

Nếu việc tháo lắp kính không đúng cách có thể dẫn đến triệu chứng như sưng hoặc cộm mắt. Nếu trường hợp này xảy ra, bệnh nhân cần dừng sử dụng kính tiếp xúc ngay và đến khám lại.

Theo lời khuyên của bác sĩ tại bệnh viện mắt, người sử dụng kính áp tròng ban đêm để điều chỉnh tật khúc xạ phải ngủ đủ giấc, ít nhất là 6-8h/đêm. Có như vậy thì hôm sau thị lực mới tốt. Những người hay phải thức khuya, khó ngủ thì không sử dụng được kính này vì thị lực sẽ không đạt tối ưu nếu hôm trước ngủ ít, mất ngủ.

– Có khả năng khống chế mực độ tiến triển của tật cận thị.

– Giúp người bị cận thị không còn lệ thuộc vào kính gọng hoặc kính áp tròng trong sinh hoạt hàng ngày. Người bị cận thị không bị hạn chế khi chơi thể thao. Đồng thời đảm bảo tính thẩm mỹ.

– Khống chế mức độ tiến triển của cận thị và các tật khúc xạ khác.

– Có thể áp dụng cho mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em có mức độ tiến triển cận thị tăng nhanh.

– Nhiều người đã bỏ được kính sau khi sử dụng kính áp tròng ban đêm. Đồng thời, người dùng có thể ngưng đeo kính bất cứ khi nào muốn mà không cần lo lắng tác dụng phụ.

3. Nhược điểm khi đeo kính áp tròng ban đêm

Bên cạnh các ưu điểm vượt trội, kính áp tròng ban đêm cũng có những nhược điểm nhất định.

– Trước hết, loại kính này chỉ có thể điều trị được các tật khúc xạ như cận thị, loạn thị, không điều trị được tật viễn thị.

– Không sử dụng được cho người có cơ địa dị ứng hoặc có bệnh lý trên bề mặt giác mạc như khô mắt.

– Không phù hợp với những người thường xuyên phải thức khuya, khó ngủ,…Bởi thị lực sẽ không được cải thiện nhiều nếu bạn ngủ ít.

4. Một số lưu ý khi sử dụng kính áp tròng ban đêm

Khi điều trị tật cận thị bằng kính áp tròng ban đêm cần lưu ý những điều sau.

– Thực hiện quy trình khám toàn diện các thông số như độ khúc xạ, bề dày giác mạc,…

– Tuân thủ chế độ vệ sinh, bảo quản, giữ gìn kính khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, nấm…

– Rửa sạch tay bằng xà phòng và lau khô trước khi sử dụng kính. Với kính cần sử dụng dung dịch chuyên dụng để phòng ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn mắt.

– Trong trường hợp mắt bị sưng, cộm hoặc mờ do tháo, lắp kính không đúng cách, bạn cần ngừng sử dụng và đi khám tại cơ sở y tế chuyên khoa mắt.

– Ngủ đủ giấc từ 6 – 8 tiếng mỗi ngày để hôm sau có thị lực tốt nhất.

– Thay kính đúng hạn, không đeo quá thời gian quy định.

– Tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ. Sau 1 tuần, 1 tháng ,3 tháng ,6 tháng kể từ lần đeo kính đầu tiên.

– Tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn của bác sĩ, tái khám định kỳ nghiêm túc để đảm bảo hiệu quả điều trị tốt nhất. Đồng thời, giúp bạn tránh khỏi các nguy cơ biến chứng có thể xảy ra.

– Lựa chọn thăm khám, điều trị tại bệnh viện uy tín, có hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại. Cùng với đó là đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất. Đến gặp bác sĩ ngay khi có dấu hiệu bất thường để được thăm khám và xử lý kịp thời.

Thêm bình luận

Email của bạn sẽ được ẩn. Các trường có dấu * là bắt buộc.